Tiêu Chuẩn Về Trình Bày Bản Vẽ Kỹ Thuật

Bài này mình tổng hợp từ nhiều nguồn nội dung liên quan đến tiêu chuẩn liên quan đên bản vẽ kỹ thuật.

Bạn có thể download tài liệu Tiêu chuẩn quốc tế về kỹ nghệ Họa và CAD ở cuối bài này, các bạn có thể tìm thêm thông tin TCVN tại http://www.tcvn.gov.vn/default.asp

Tiêu chuẩn và quy định trong công nghiệp được đưa ra dựa trên những yếu tố cơ bản về kỹ thuật, kinh tế, quản lý, tổ chức nhằm mục đích bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn trong lao động.
Ngoài ra tiêu chuẩn và quy định còn là trung gian giữa kỹ thuật và lao động vàcũng là cơ sở chính đểcông nghiệp phát triển..
Tuy thế ứng dụng tiêu chuẩn và quy định không là điều kiện hoặc lý do để thay thế trách nhiệm kỹ thuật. Mặc dù thế, tiêu chuẩn và quy định vẫn là những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá sản phẩm hoặc khi cần thiết có thể là cơ sở để giải quyết những bất đồng trong sản xuất và trong hợp đồng.

Các bản vẽ kỹ thuật dù được hiện bằng dụng cụ hay thiết kế trên máy tính đều phải tuân thủ theo những quy định thống nhất của tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về bản vẽ kỹ thuật. 
Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn Việt Nam (Viết tắt là TCVN) về bản vẽ kỹ thuật được nhà nước ban hành là:
1) KHỔ GIẤY 
Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của tờ giấy vẽ. Có các loại khổ giấy sau:

clip_image002[8]

Link ;http://thaivu.com/

 Khổ giấy 44(A0) có diện tích gần bằng 1m2. Từ khổ giấy 44 t chia thanh các khổ giấy khác theo nguyễn tắc: Chia đôi cạnh dài khổ trước để có cãnh ngắn của khồ giấy tiep theo, còn một một khồ giữ nguyên.
2) TỈ LỆ BẢN VẼ

Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biển diễn trong bản vẽ hay bản đồ với kích thước tương ứng đo trên vật thể.
Trong bản vẽ kỹ thuật tùy độ lớn của vật thể mà chọn tỉ lệ phù hợp. TCVN3-74 qui định các loại tỷ lệ bản vẽ sau:

clip_image004[6]
clip_image006[5]

3) CÁC LOẠI NÉT
Khi quan sát và vẽ hình biểu diễn của vật thể, ta thấy hình dáng của vật thể được tạo thánh bởi các đường có tính chất khác nhau, như đường bao thấy, đường bao khuất, đường trục, đường tâm…Các loại đường này được thể hiện trên bản vẽ bằng các loại nét khác nhau theo qui định của TCVN8-93
Các loại nét thường dùng là:
Nét liền đậm: Dùng để vẽ đường bao thấy.
Nét liền mảnh: dùng để vẽ đường giống, đừơng kích thứoc, đường đáy ren, đường gạch trên mặt cắt.
Nét đứt: Dùng để vẽ đường bao khuất.
Nét lượng: Dùng để vẽ đường giới hạn phần bị cắt. Đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt.
Nét chấm gạch mảnh: Dùng để vẽ đường tâm, trục.
4) ĐỘ RỘNG NÉT VẼ
Các độ rộng nét vẽ cần chọn sao cho phù hợp với độ lớn của hình vẽ, với khổ giấy và phải chọn trong dãy kích thước sau: 0.18; 0.25; 0.35; 0.5; 0.7; 1; 1.4 và 2mm.
Tiêu chuẩn quy định dùng 2 độ rộng của nét vẽ trên cùng một bản vẽ. đó là độ rộng của nét đậm và độ rộng của nét mảnh. Phải chọn sao cho độ rộng của nét mảnh bằng hay nhỏ hơn ½ độ rộng ccủa nét đậm. Ví dụ: độ rộng của nét đậm chọn là 0.7mm, thì độ rộng của nét mảnh chọn là 0.35l 0.25 hoặc 1.18.
5) QUI TẮC VẼ NÉT
Khi hai hay nhiều nét khác loại trùng nhau thì theo thứ tự ưu tiên sau: nét liền đậm, nét đứt, nét chấm gạch mảnh.
Khi vẽ nét chấm gạch mảnh, cần vẽ sao cho nó bắt đầu và kết thúc bằng nét gạch, nét gạch này được vượt khỏi đường bao thấy một đoạn từ 3 đến 5 làn độ rộng của nét đậm. ở tâm đường tròn phải vẽ hai nét gạch cắt nhau rõ ràng. Néu đường tròn nhỏ hơn (d<12mm) thì chỉ cần vạch hai nét chạm vào nhau.
Nét liền đậm và nét đứt thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở, các trừong hợp khác các nét cắt nhau cần vẽ chạm vào nhau.
7) CHỮ VIẾT
Hình dạng và chữ viết được quy định trên tiêu chuẩn TCVN6-85.
Khoổ chữ là giá trị được tính bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. có các khổ chữ sau: 2.5; 3.5; 5; 7;10;14;20;28;40(mm).
Khi viết không được viết lẫn lộn giữa giữa chữ đứng và chữ nghiêng trong cùng một bản vẽ trong trường hợp muốn nhấn mạnh. Không được viết lẫn lộn chữ thường và chữ hoa trong cùng một từ, ngoại trừ chữ cái đầu dòng.