Nguồn gốc, đặc điểmTán hoa màu đỏ/da cam rực rỡ của cây phượng vĩ cũng như tàn lá màu xanh lục sáng làm cho ta dễ nhận diện cây này. Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh. Những quầy bán hàng dưới gốc phượng vĩ bên ngoài nhà thờ Santo Domingo, Oaxaca, Mexico Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.Biểu tượng Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.Phượng tím >


 
< Phượng vàng Phượng Trắng : >Mùa hoa phượng “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu...” Lời ca ấy đã đi cùng với tuổi học sinh của tôi. Tôi cũng đã gặp đâu đó những hình ảnh tuyệt đẹp: cô học trò hồn nhiên chở cánh phượng hồng. Ai đã từng một thời cắp sách, cùng quấn quýt bên gốc phượng sân trường, có nhớ độ cuối xuân, hoa phượng bắt đầu nở. Dưới ánh nắng ban mai, tuổi học trò ngồi bên ghế đá, ngắm trời xanh qua kẽ lá, ngắm mây trôi xa xa, lòng mang nhiều mộng ước. Trang lưu bút được chuyền tay, vậy là sắp đến ba tháng tạ từ, nhiều bạn bùi ngùi vì sắp từ giã tuổi học sinh. Và sau những giây phút mộng mơ như thế, ai cũng quay về với sách vở chuẩn bị cho mùa thi. Hoa phượng nở nhiều hơn, thời gian cứ lẳng lặng trôi. Mùa phượng này rồi mùa phượng nữa, chắc gì bè bạn có dịp bên nhau để cùng mộng mơ suy tưởng. Có người khắc vội tên mình lên cây để mong một ngày có dịp quay về kỷ niệm. Tuổi thơ qua rồi mỗi người một nơi. Những khi mở từng trang lưu bút, thấy cánh phượng hồng ép cạnh bài thơ, tình xưa bạn cũ chợt ùa về. Vâng, hoa phượng đẹp như vậy đó, đẹp mãi với thời gian, đã đi vào thơ vào nhạc, vào lòng người. Các em học sinh có thể chăm ngoan hơn để giờ chơi được vui đùa bên gốc phượng, nghe tiếng ve kêu, cùng nhau tâm sự. Ngày trước, trường tôi cũng có gốc phượng, nhưng qua mấy mùa giông bão chắc là cây đổ ngã. Mấy dịp về ngang trường cũ nhìn nơi gốc phượng chỉ thấy cây bàng nhớt, cây bằng lăng xanh lá. Tôi nghĩ các em có được nhìn màu hoa tươi thắm “như máu con tim”? Các em có chờ xuân qua hạ tới? Mùa hè đến rồi, đó đây trên đường có một vài cây phượng đã đỏ rực màu hoa!              DiaOcOnline.vn - Theo báo Hậu Giang