BÔNG CƠM NGUỘI.

Đi ngang Long Khánh, đến khu đất mua 50 ngàn đồng hồi năm 1974 , thấy trong bụi cây chi chít trái, màu trắng nõn, tròn tròn như viên bi nhỏ. Những chùm trái này là một hình ảnh rất quen thuộc thuở nào, hồi mấy chục năm trước còn đi xem đất ở Long Khánh. Nhưng mà không nhớ nổi nó tên là trái gì. Hỏi đứa em , nó trả lời ngay: Trái cơm nguội. Nó mọc hoang, hồi nhỏ tụi em đi học thường hái ăn. Nhưng mà nó ngộ ngộ, hay hay. Có lẽ vì hình dáng từng chùm trắng của trái, lại ăn được giống như cơm nguội. Ừ, thì ăn thử đây. Vui miệng thôi chớ không ngon. Chắc tại vậy mà hồi xưa mình chẳng quan tâm tới nó.

Và trên Wikipedia:
Bỏng nổ (tên khoa học Flueggea virosa) hay còn gọi là Quả nổ trắng,Cơm nguội, Mác ten (tên tiếng Tày), Co cáng (tên tiếng Thái) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Là loài cây bụi, cao 2-3 mét, mọc rải rác ở ven rừng. Ở Việt Nam nó có mặt tại các vùng rừng núi trên khắp cả nước. Cây có lá mỏng, nguyên, thường có hình bầu dục, đầu lá tù hoặc thuôn và gốc nhọn hình nêm, với lá kèm hình tam giác. Cành già màu nâu sẫm. Cây có hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt), với hoa đực mọc thành cụm nhiều hoa trong khi hoa cái mọc riêng lẻ hoặc thành cụm chỉ 2-3 cái. Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ, khi chín ăn được. Hạt hình 3 cạnh, màu đỏ nâu. Cây ra hoa từ tháng 6 tới tháng 8 và kết quả từ tháng 9 đến tháng 11. Vỏ thân, rễ cây có vị chát, có độc.

Bài thơ dạt dào cảm xúc. Nhưng đọc rồi ngẫm nghĩ...